4 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch gồm một chuỗi các phương pháp, cách thức và hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu cuối cùng là tạo dựng vị thế trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
Đây chính là cây kim chỉ nam giúp các hoạt động của doanh nghiệp trở nên nhất quán và hiệu quả. Tuy nhiên, nó không đưa ra một định hướng rõ ràng cho các hoạt động của doanh nghiệp nên cần phải có các yếu tố khác giúp đưa ra các định hướng hoạt động cụ thể hơn.
Yếu tố thành công của bản kế hoạch kinh doanh phải vừa được dựa trên lý thuyết mà vừa , nó còn phải được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và va chạm trực tiếp với khách hàng. Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 4 bước cơ bản để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Bước 1: Thiết lập mục tiêu của công ty
Các mục tiêu đề ra phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được. Mục tiêu quan trọng nhất mà các chiến lược kinh doanh luôn hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững. Doanh nghiệp cũng có thể đưa thêm một số mục tiêu khác vào chiến lược kinh doanh như tăng trưởng, thị phần, chất lượng dịch vụ, giá trị khách hàng...
Việc lựa chọn mục tiêu còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng về giá trị cổ phiếu hay lợi nhuận kế toán hàng năm... vì nó có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi theo hướng phát triển bong bóng và không bền vững.
Bước 2: Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
- Đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Để xác định môi trường hiện tại đang là cơ hội hay nguy cơ cho mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp thì bạn cần phải đánh giá đầy đủ các yếu tố như yếu tố chính trị, môi trường kinh tế quốc tế, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, đơn vị cung ứng...
- Đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp về các mặt như quản lý, nhân sự, tài chính, hoạt động sản xuất, hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển...
Bước 3: Xây dựng chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh, là sự kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm. Chiến lược sản phẩm chính là xương sống giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro và đề ra các phương án hoạt động hiệu quả.
Do đó, các doanh nghiệp cần phải tập trung chú trọng vào các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đặc biệt cần lưu ý là: đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm cạnh tranh, nhãn hiệu thể hiện sự chuyên nghiệp và hấp dẫn...
Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:
- Mục tiêu cần đạt là gì?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?
Bước 4: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở bước này, các nhà quản lý thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ tiêu, đo lường, kiểm tra, đánh giá các lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Và tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu cần nhằm giúp đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Xem thêm: 7 quy tắc cần nắm khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
Nhận xét
Đăng nhận xét