Đạo văn là gì? Làm cách nào để giảm tỉ lệ đạo văn trong bài luận
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, chỉ với một click chuột bạn có thể "copy -paste" tất cả mọi thứ. Không ai có thể phủ nhận lợi ích từ việc này, tuy nhiên, "văn hóa copy-paste" lại trở thành vấn nạn trong ngành giáo dục, bởi rất nhiều bạn sinh viên trong khi làm báo cáo đã "ăn cắp" những tài liệu khác vào trong bài luận của mình.
Vậy thực chất đạo văn là gì? Cách phát hiện đạo văn cũng như làm thế nào để "lách luật" đạo văn. Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu thông qua bài viết này!
Plagiarism - Đạo văn là gì?
Đạo văn là một hành vi lừa đảo. Hành động đạo văn chỉ đơn giản là lấy tác phẩm / hoặc ý tưởng của người khác và sử dụng chúng làm của riêng bạn, thay vì công nhận cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc nhận được sự đồng ý trước khi lấy tài liệu. Các cá nhân thuộc nhiều lứa tuổi có thể "phạm tội" đạo văn, từ những học sinh, sinh viên hay những người đã đi làm. Nhiều người cứ nghĩ rằng, bài viết của mình tự làm 100% thì không thể dính lỗi đạo văn. Trên thực tế, bài viết của bạn rất có thể dính phải lỗi "tự đạo văn" bởi các nguyên nhân như: không trích dẫn nguồn chính xác, trùng lặp cấu trúc câu...
Rõ ràng, vấn đề không được xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn là một học sinh, sinh viên gương mẫu, điều đó cũng không có gì đáng sợ. Cách tốt nhất để tránh đạo văn là hiểu chính khái niệm này, kiểm tra đạo văn trước khi nộp bài luận.
Đạo văn là gì? |
Làm thế nào để phát hiện đạo văn?
Từ vấn đề "nhức nhối" mang tên đạo văn, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã đưa ra một giải pháp hữu ích cho việc này. Giải pháp mang tên phần mềm kiểm tra đạo văn. Thông dụng và phổ biến nhất trong các trường đại học ở Việt Nam chắc chăn phải kể đến phần mềm chống đạo văn Turnitin và phần mềm DoIT.
- Phần mềm Turnitin: Phần mềm này được coi là công cụ kiểm tra đạo văn tốt nhất hiện nay. Được sử dụng khá phổ biến hiện nay ở nhiều trường đại học. Giảng viên có thể sử dụng phần mềm này để so sánh bài làm của sinh viên với hơn 24 tỉ trang web, 300 triệu bài luận khác và hơn 110,000 ấn phẩm.
- Phần mềm DoIT: DoIT là sản phẩm được phát triển bởi Trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN, bằng việc ứng dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên và xử lý dữ liệu lớn, DoIT đã hỗ trợ việc kiểm tra trung lặp văn bản và sửa lỗi chính tả một cách thông minh, nhanh chóng.
Cơ chế hoạt động của phần mềm chống đạo văn
Turnitin, DoIT thực chất là một hệ thống so sánh văn bản điện tử. Nó sẽ cho bạn biết trong bài luận được kiểm tra có những câu nào giống với nội dung từ bài luận, bài nghiên cứu, tài liệu, nguồn tham khảo khác. Những câu giống sẽ được đánh dấu và từ đó cho biết bao nhiêu phần trăm bài luận có nội dung tương tự như bài của người khác.
Chính vì cơ chế hoạt động cứng nhắc, có phần máy móc của các phần mềm chống đạo văn. Rất nhiều bạn sinh viên có thể gặp phải trường hợp "tự đạo văn". Vậy phải làm thế nào để giảm tỉ lệ trùng lặp nội dung?
Cách giảm tỉ lệ đạo văn trên Turnitin , DoIT
1. Trích dẫn
Hãy ra soát lại tất cả các trích dẫn có trong văn bản của bạn. Hãy lưu ý sử dụng dấu ngoặc kép để chỉ ra rằng văn bản đã được lấy từ một bài báo khác. Các trích dẫn phải chính xác theo cách chúng xuất hiện trong bài báo bạn lấy chúng từ đó.
2, Thay đổi cách diễn giải
Không sao chép nguyên văn văn bản từ tài liệu tham khảo. Thay vào đó, hãy diễn giải ý tưởng bằng lời nói của bạn. Và hãy chắc rằng bạn đã hiểu đúng để diễn giải thật chính xác nhé!
3. Sử dụng dịch vụ kiểm tra & chỉnh sửa đạo văn
Cuối cùng, nếu như bạn không giỏi diễn giải, cũng không có đủ thời gian để chỉnh sửa bài báo cáo, luận văn, khóa luận tốt nghiệp của mình. Một giải pháp hoàn hảo sẽ là thuê một dịch vụ kiểm tra & chỉnh sửa đạo văn để thay bạn hoàn thành hết công việc đó.
Với chi phí tiết kiệm, bạn có thể nhận lại một bài báo cáo đẹp, tỉ lệ đạo văn thấp cùng với đó là những nội dung trong bài trở nên chuyên nghiệp bởi văn phong của các chuyên gia. Quá "hời" đúng không nào.
Liên hệ ngay với Luận Văn 2S qua Gmail: 2sluanvan@gmail.com hoặc Số điện thoại: 0988 711 730 ngay khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét