Nền kinh tế thị trường là gì? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường được định nghĩa là giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt đến nấc thang cao hơn trên con đường phát triển từ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lên nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Để có sự chuyển biến này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức và trở nên phổ biến trong đời sống kinh tế- xã hội.


Nền kinh tế thị trường là gì?

Các yếu tố của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường bao gồm các yếu tố chủ đạo sau:
Sự độc lập của các chủ thể trong nền kinh tế: Các chủ thể kinh tế phải hoàn toàn độc lập, tự chủ trong việc quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai, họ cũng chịu trách nhiệm đối với mọi quyết định liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của bản thân dựa trên các xu hướng, tín hiệu của thị trường. Các chủ thể sở hữu và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường có sự độc lập và bình đẳng với nhau trước pháp luật và trong hoạt động kinh doanh nhưng mỗi hình thức và chủ thể lại có vai trò, vị thế và chức năng đặc thù riêng.
Hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng với nó: Để nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả, cần có sự hiện diện đầy đủ của các thị trường như thị trường đất đai, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường khoa học và thị trường dịch vụ tiêu dùng và các thị  trường này phải vận hành đồng bộ với nhau. Để làm được điều này, cần có một trật tự nhất định trong việc hình thành và phát triển thị trường. Sự vận hành đồng bộ các thể chế thị trường cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của thị trường trên cơ sở sự đảm bảo của pháp luật.
Hệ thống giá cả phải được xác lập thông qua sự tương quan cung- cầu quyết định sự vận hành của nền kinh tế thị trường.Giá cả  hàng hóa trên các loại thị trường được quyết định bởi tương quan cung cầu của từng thị trường. Tín hiệu giá cả là căn cứ khách quan để đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh. Nền kinh tế thị trường chỉ được vận hành khi hệ thống giá cả được quyết định một cách khách quan bởi thị trường. Trong đó, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là động lực để thúc đẩy nỗ lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Cơ chế căn bản vận hành nền kinh tế thị trường là cạnh tranh tự do: Cơ chế cạnh tranh trên thị trường là cơ chế tự điều chỉnh nên nó giúp nền kinh tế tạo được sự cân bằng mỗi khi có trục trặc.
Vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước: Thị trường có những khuyết tật và cơ chế thị trường có thể bị thất bại khi giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển như khủng hoảng, đói nghèo, công bằng xã hội,…để khắc phục và tránh sự thất bại này, nhà nước phải tham gia quản lý, điều tiết sự vận hành nền kinh tế. Nhà nước tham gia vào quá trình này với tư cách là bộ máy quản lý xã hội và yếu tố nội tại của cơ chế vận hành kinh tế.
Tham khảo thêm: Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến