Tiểu Luận Triết Học Cao Học Về Phật Giáo

 Có thể nói rằng, đạo Phật là một trong những học thuyết về triết học- tôn giáo lớn nhất trên thế giới tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của Phật giáo đồ số với số lượng phật tử đông đảo trên toàn thế giới. Từ khi được truyền bá vào nước ta, đạo Phật đã có những ảnh hưởng sâu sắc lên đời sống tinh thần, tín ngưỡng của con người Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về triết học Phật giáo và một số đề tài tiểu luận triết học cao học về Phật giáo tiêu biểu nhé.

Các tư tưởng tiêu biểu trong triết học Phật Giáo

Luật nhân quả: Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ là vô thủy, vô chung, tất cả mọi thứ đều ở trong quá trình biến đổi liên tục, không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật. Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới gọi là Pháp giới. Các sự vật, hiện tượng hay quá trình của thế giới luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Toàn bộ chư pháp đều chi phối bởi luật nhân quả, biến hóa vô thường và không có bản ngã cố định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn cả. Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó, thì được gọi là nhân, cái gì tập lại từ nhân được gọi là quả. Ví dụ: hạt lúa là cái quả của cây lúa đã thành, mà lại là nhân của cây lúa sắp thành.

Luân hồi: Tức là con người là sự gánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau. Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau là xấu hay tốt, thiện hay ác. Đạo Phật cho rằng, sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết đi thì linh hồn của nó sẽ tách khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người hoặc động vật, cây cối). Điều này do kết quả, quả báo hành động của những kiếp sống trước gây ra.

Tứ diệu đế: là bốn sự thật chắc chắn, bốn chân lý lớn mà chúng sinh cần thấu hiểu và thực hiện. Gồm khổ đế, tức là con người và vạn vật sinh ra là khổ, tập đế là tu tập mà thành, diệt đế là tìm ra căn nguyên của sự khổ để dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc rễ của cái khổ và đạo đế là con người phải theo đế diệt khổ, đào sâu suy nghĩ trong thế giới nội tâm.

tieu luan triet hoc cao hoc ve phat giao
Tiểu luận triết học về Phật giáo

Xem thêm:

Dịch vụ viết thuê tiểu luận triết học uy tín, chất lượng

Một số đề tài tiểu luận triết học cao học về Phật Giáo.

  1. Phân tích ảnh hưởng của triết học Phật giáo lên đời sống tâm linh, tín ngưỡng của con người Việt Nam.
  2. Sự nhu nhập Phật giáo vào Việt Nam và nhân sinh quan triết học Phật giáo.
  3. Kế thừa và phát triển những tư tưởng Phật giáo trong quá trình đổi mới tại Việt Nam hiện nay.
  4. Nghiên cứu về Phật giáo qua các giai đoạn hình thành và phát triển tại Việt Nam.
  5. Nhân sinh quan Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống tín ngưỡng của người dân xứ Huế.
  6. Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong Phật giáo và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam ta.
  7. Tiểu luận tư tưởng Triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam hiện nay
  8. Tìm hiểu về phật giáo, quá trình hình thành và phát triển của nó.
  9. Phật giáo nhập thế - Tiếp cận tư tưởng phật giáo nhập thế của Trần Nhân Tông
  10. Kế thừa và phát triển tư tưởng phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam
Xem nhiều đề tài tiểu luận Triết học hơn tại: https://luanvan2s.com/499-bai-tieu-luan-triet-hoc-bid58.html
Trên đây là một số vấn đề cơ bản liên quan đến tiểu luận Triết học cao học về Phật giáo, chúng tôi hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến