Lý luận chung về tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tư tưởng nhất quán xuyên suốt trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Người. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc nhé.
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin phù hợp với với điều kiện của Việt Nam trong từng giai đoạn.
Trước hết là từ truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước của dân tộc ta gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc. Tinh thần ấy theo thời gian trở thành lẽ sống của con người Việt, khiến cho vận mệnh cá nhân gắn với vận mệnh chung của cộng đồng. Là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất dũng cảm hy sinh vì nước, vì dân và là giá trị thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc là cơ sở nền tảng cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Thứ hai là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin: Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người tạo nên lịch sử. Sự liên kết giai cấp, liên minh giai cấp công nhân với nông dân là cần thiết để đảm bảo thắng lợi cho cách mạng vô sản. Đây là quan điểm lý luận cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong việc đánh giá các yếu tố tích cực và hạn chế trong di sản truyền thống.
Thứ ba là tổng hợp những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và trên thế giới. Tư tưởng của Chủ tịch còn được xuất phát từ thực tiễn lịch sử của nước nhà cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Xem thêm:
Mẫu đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược nhằm đảm bảo thành công cho cách mạng. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc nhưng cần nhìn nhận rằng đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Đoàn kết quyết định đến thành công cách mạng vì nó tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau.
Đoàn kết là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh là thức tỉnh, tập hợp quần chúng để tạo thành sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc.
Đoàn kết dân tộc chính là đoàn kết toàn dân. Khối đại đoàn kết là liên minh công nông và tri thức. Liên minh này làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc được mở rộng và không e ngại có thế lực khác chống phá.
Đại đoàn kết dân tộc phải biến sức mạnh vật chất có tổ chức. Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, lấy việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và mở rộng. Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, tương thân tương ái để cùng tiến bộ.
Trên đây là một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học tập và nghiên cứu.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái quát những vấn đề xoay quanh nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức phục vụ cho quá trình học tập và viết luận. Đừng quên, dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/24. Chi tiết dịch vụ & giá thuê viết tiểu luận, xem tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html
Nhận xét
Đăng nhận xét