Cách trình bày tiểu luận thạc sĩ chuẩn form - Đúng quy định

Để có được một bài tiểu luận thạc sĩ hoàn chỉnh, đạt điểm tuyệt đối, ngoài nội dung của đề tài thì cách trình bày bài tiểu luận cũng là một trong những yếu tố qua trọng để tạo thiện cảm với hội đồng .Một bài tiểu luận thạc sĩ được gọi là chuẩn form thì nhất định phải bao hàm các quy chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách chữ, khoảng cách giữa các dòng, căn lề, kiểu chữ, font chữ, các trình bày lời lời mở đầu, lời cảm ơn, trích dẫn, phụ lục, tài liệu tham khảo. Sau đây Luận Văn 2S sẽ chia sẻ cách trình bày bài tiểu luận thạc sĩ chuẩn form và chuyên nghiệp nhất.

Về hình thức trình bày tiểu luận trong word

– Luận văn trình bày trên khổ giấy A4, kiểu trang đứng
– Font chữ: Times new Roman, Bảng mã: Unicode
– Khoảng cách giữa các dòng bình thường, không dãn, không nén
– Định dạng lề: bot, top: 2.0 đến 2.5 cm, right: 2,0cm, left: 3.0 đến 3.5 cm
– Cỡ chữ (phần nội dung): 12->13, Cách dòng: 1.2-1.3 lines
– Độ dài tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục)


Về Format bài tiểu luận

– Trang bìa (trình bày theo mẫu của trường – Tên trường,tên khoa, logo, đề tài, tên người làm đề tài ,giáo viên hướng dẫn, ngày thực hiện …)
– Trang phụ bìa (theo mẫu của trường)
– Trang nhận xét của GVHD (nếu cần)
– Trang nhận xét của GVPB (nếu cần)
– Lời cảm ơn (nếu có)
– Mục lục: bao gồm các phần trong luận văn, đồ án. Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất
phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.
– Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ
– Danh sách bảng và các hình vẽ
– Tài liệu tham khảo: Những tài liệu tham khảo dùng để viết đề tài nên được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của đề tài.
– Phụ lục (nếu có): Trong phần này thì ta lập ra các mục những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ cho nội dung đề tài như: mẫu thực nghiệm ,dữ liệu điều tra ,tài liệu tham khảo ,….

Nhận xét

Bài đăng phổ biến